Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0986019294
khoatienganh@hpu2.edu.vn

Giới thiệu ngành Sư phạm Tiếng Anh

I. Giới thiệu chung
Chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có mã ngành là 714023 và được mở năm 2012. Công tác đào tạo chuyên ngành này tập trung vào những việc chính sau:
  • Giúp và khuyến khích người học tiếp cận, vận dụng những lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại và hiệu quả
  • Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo Sư phạm tiếng Anh
  • Đẩy mạnh phát triển chuyên môn, nghiên cứu khoa học về giáo dục nói chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng
  • Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao - đạt hoặc vượt chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. (xem phụ lục 1 để biết thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra Sư phạm tiếng Anh)
  • Tích cực tham gia các đề án và chương trình như Đề án Ngoại ngữ và chương trình ETEP
  • Tập huấn bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên phổ thông
 
Cho đến nay, ngành học Sư phạm tiếng Anh đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà trường, khoa Ngoại ngữ và xã hội và trở thành ngành học then chốt của trường. Về quy mô đào tạo, hơn 500 em sinh viên đã và đang được đào tạo chuyên ngành sư phạm tiếng Anh. Về năng lực sử dụng ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm, sinh viên sư phạm tiếng Anh đã đạt được những thành tích nổi bật như đạt giải cao trong các cuộc thi Trung Bắc, nghiệp vụ sư phạm cấp trường, hùng biện tiếng Anh thành phố Hà Nội, v.v. Về cơ hội việc làm, số liệu thống kê 2017 cho thấy tỷ lệ sinh viên Sư phạm tiếng Anh của trường có việc làm rất cao, 92%.
 
Trong năm học tới 2018-2019, ngành Sư phạm tiếng Anh dành 130 chỉ tiêu đối với thí sinh sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia và 20 chỉ tiêu đối với thí sinh sử dụng phương thức khác. Thông tin chi tiết về tuyển sinh cho ngành học này có sẵn ở trang http://tuyensinh.hpu2.edu.vn.
 
II. Chuẩn đầu ra ngành đào tạo đại học- Sư phạm tiếng Anh (English Language Teaching)
Mã ngành: 7140231
1. Yêu cầu về kiến thức
Kiến thức chung: Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật Việt Nam, các kiến thức cơ bản về quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất.
Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức vững vàng về hệ thống ngôn ngữ Anh và tiếng Anh dùng trong lớp học; văn hóa các nước nói tiếng Anh và văn hóa Việt Nam, giao thoa văn hóa, giao tiếp liên văn hóa.
Kiến thức nghiệp vụ: Có các kiến thức nghiệp vụ sư phạm về tâm lí học, giáo dục học, lý luận giảng dạy ngoại ngữ; lý luận giảng dạy tiếng Anh, dạy ngữ liệu và kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo trong ngành tiếng Anh.
Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ tin học cơ bản; trình độ ngoại ngữ hai đạt chuẩn HSK2 theo chuẩn năng lực Hán ngữ quốc tế.

2. Yêu cầu về kỹ năng
Giao tiếp tiếng Anh thành thạo và hiệu quả, đạt chuẩn C1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, xử lý tốt các tình huống giao thoa văn hóa và giao tiếp liên văn hóa;
Thành thạo và vận dụng hiệu quả các kĩ năng sư phạm, kỹ năng mềm vào giáo dục và giảng dạy học sinh;
Có khả năng vận dụng các kiến thức về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học vào các tình huống dạy học;
Có khả năng áp dụng những phương pháp dạy học tiếng Anh và sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, dạy ngữ liệu và kỹ năng ngôn ngữ, thuyết trình bằng tiếng Anh;
Có kĩ năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu hành động;
Có khả năng phân tích, đánh giá được thực trạng dạy và học tiếng Anh ở phổ thông và kỹ năng phát triển chương trình;
Có kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với môi trường công tác.
3. Yêu cầu về thái độ
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỉ luật và tác phong của nhà giáo;
Luôn có ý thức vận dụng sáng tạo hệ thống lý luận và kĩ năng giảng dạy vào tình huống cụ thể;
Không ngừng trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
Coi trọng việc tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện để phát triển các mối quan hệ thầy - trò tích cực; đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy.
4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
Làm biên - phiên dịch tiếng Anh về giáo dục, du lịch, kinh tế ở các sự kiện không có nội dung chuyên sâu;
Công tác tại các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa trong và ngoài nước;
Công tác tại các cơ quan doanh nghiệp cần có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có thể tiếp tục học sau đại học các chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh, ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu và ngôn ngữ học ứng dụng.
Có thể tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chuyên ngành hẹp, chuyên ngành gần, liên ngành.

Tác giả bài viết: TS. Tạ Thị Thanh Hoa





Bài viết khác

0986019294